Đánh giá chung về thị trường bất động sản, giá bán sơ cấp bước vào giai đoạn ổn định, giá bán thứ cấp cũng không còn ghi nhận hiện tượng cắt lỗ sâu.
1. Thị trường bất động sản không còn hiện tượng cắt lỗ sâu
Theo công bố báo cáo thị trường tháng 10/2023, miền Tây là khu vực duy nhất trên cả nước không ghi nhận nguồn cung bất động sản mới. Cụ thể, tháng vừa qua, các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu đều không có sản phẩm mới ra mắt thị trường. Tuy nhiên, số liệu này chưa bao gồm dòng bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc.
Tại khu vực TP. HCM và các tỉnh lân cận vừa ra mắt thị trường khoảng 700 sản phẩm mới, tăng 90% so với tháng trước. Dự kiến từ quý IV/2023 sẽ có thêm nguồn cung từ các dự án đã thăm dò thị trường từ 2 - 3 quý trước. Trong đó, tỷ lệ hấp thụ tại TP. HCM và các tỉnh lân cận là 20%.
Về giá bán bình quân:
Phân khúc căn hộ tại TP HCM và vùng lân cận giá 27 - 80 triệu đồng/m2, tăng 2 - 7% theo tháng.
Giá nhà phố ở TP. HCM và vùng lân cận 25 - 91 triệu đồng/m2.
Các sản phẩm biệt thự, giá bán bình quân ở TP. HCM và vùng lân cận 60 - 120 triệu đồng/m2.
Riêng phân khúc shophouse, khu vực TP. HCM và vùng lân cận 30 - 143 triệu đồng/m2.
Giá bán bình quân đất nền tại TP. HCM và các tỉnh lân cận dao động từ 15 đến 55 triệu/m2, không thay đổi nhiều so với tháng 9.
Tại các thành phố lớn, giá bán căn hộ tăng nhẹ tại Đà Nẵng và TP. HCM; giá bán nhà phố, shophouse cũng ghi nhận tăng nhẹ.
Đánh giá chung về thị trường, có thể thấy giá bán sơ cấp gần như đi ngang, giá bán thứ cấp cũng không còn ghi nhận hiện tượng cắt lỗ sâu. Việc lãi suất huy động giảm mạnh xuống dưới 6%/năm, lãi suất cho vay dao động 7,5 - 8,5%/năm đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.
2. Thị trường BĐS đã tích lũy đủ cho một chu kỳ mới
ÀCO Homes ghi nhận thị trường bất động sản đang đón nhận nhiều yếu tố tích cực và hiện có đủ thông tin tốt để khởi đầu một chu kỳ mới... Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, những dấu hiệu hồi phục của thị trường nhà ở ngày càng rõ nét.
Từ quý 2/2023, thị trường đã có khởi sắc so với quý 1; quý 3 khởi sắc hơn so với quý 2 và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong quý 4. Đây cũng là thời điểm sôi động nhất trong năm. Cùng với đó, thị trường từ cuối 2023 đang đón dòng tiền lớn từ tiền gửi tiết kiệm và chứng khoán chuyển sang. Nhiều nhà đầu tư đã tích lại cả niềm tin, nhu cầu và tài chính trong suốt hơn 1 năm trầm lắng của thị trường vừa qua, nên từ quý 4 năm nay sẽ có đà để giao dịch bùng nổ.
Không khí thi công tấp nập đang diễn ra tại một số dự án bất động sản quy mô. Bước vào quý cuối cùng của năm, lượng khách tìm mua nhà đã có sự thay đổi tích cực. Đồng thơi, thị trường đang có sự chuyển biến từ dòng tiền tiết kiệm đến hạn vào các kênh đầu tư khác khi lãi suất tiết kiệm hiện đã dưới 10%.
3. BĐS nghỉ dưỡng đang trong giai đoạn quan trọng cho sự phục hồi
Thị trường bất động sản và nghỉ dưỡng đang bước vào giai đoạn quan trọng cho sự phục hồi. Đây là thời điểm mà các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần nhiều nỗ lực để đem tới những trải nghiệm mới, những sản phẩm tiếp cận với nhu cầu thực tế của khách hàng. Các tín hiệu tích cực về nguồn cầu trong những tháng cuối năm 2023 cùng với chính sách thị thực mới được kỳ vọng là động lực tăng tưởng cho ngành nghỉ dưỡng trong năm 2024.
Cần thêm sự thích ứng với những thay đổi
Trong phiên thảo luận về hoạt động của ngành bất động sản nghỉ dưỡng đã chỉ ra các tiềm năng và thách thức của ngành nghỉ dưỡng Việt Nam, lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam và cũng như các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình khôi phục và phát triển thị trường bền vững.
Các chuyên gia cho rằng, dù hoạt động kinh doanh khách sạn vẫn còn gặp nhiều thách thức, tuy nhiên các tín hiệu tích cực về nguồn cầu trong những tháng cuối năm 2023 cùng với chính sách thị thực mới được kỳ vọng là động lực tăng tưởng cho ngành nghỉ dưỡng trong năm 2024.
Tại hội nghị, các diễn giả đến từ Dulux Professional, The Ascott Limited, Yotel và Tilleke & Gibbins chia sẻ các xu hướng đang hình thành trên thị trường bao gồm xu hướng màu sắc, tiềm năng mô hình nghỉ dưỡng dành cho tệp khách hàng hưu trí tại Việt Nam, kiến tạo giá trị từ việc chuyển đổi công năng tòa nhà cũng như các tác động của dự thảo Luật Đất đai 2023 đến thị trường bất động sản.
Bà Nguyễn My Lan - Tổng giám đốc sơn trang trí AkzoNobel Việt Nam cho hay, thị trường bất động sản và nghỉ dưỡng đang bước vào giai đoạn quan trọng cho sự phục hồi. Đây là thời điểm mà các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần nhiều nỗ lực để đem tới những trải nghiệm mới, những sản phẩm tiếp cận với nhu cầu thực tế của khách hàng".
4. Chung cư sẽ “chiếm sóng” thị trường BĐS thời gian tới
Theo đánh giá của chuyên gia, chung cư thuộc nhóm sản phẩm giữ giá trong giai đoạn thị trường suy giảm mạnh. Đây sẽ là phân khúc chiếm tỷ trọng cao nhất của thị trường nhà ở.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES), lượng giao dịch chung cư trong quý 3/2023 có xu hướng tăng hơn 20% so với quý 1/2023. Chung cư thuộc nhóm sản phẩm giữ giá trong giai đoạn thị trường suy giảm mạnh. Trên 60% nhà môi giới cho rằng, chung cư là phân khúc tiềm năng nhất năm 2023, nhất là dòng sản phẩm trung cấp tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.
VIRES cho rằng, nguồn cung thị trường căn hộ chung cư sẽ tăng trung bình khoảng 20 - 25%/năm trong giai đoạn phục hồi 2024 - 2026. Tại TP. HCM, nguồn cung căn hộ chung cư giai đoạn 2024 - 2026 sẽ khôi phục mức 70.000 - 85.000 căn/năm (tương đương thời điểm năm 2021 - 2022).
Với tốc độ đô thị hóa tăng dần với dự kiến dân số Việt Nam đạt 104 triệu người năm 2030 (theo dự báo của Liên hợp quốc), tương đương bình quân mỗi năm gần 1,1 triệu dân số đô thị tăng thêm.
Như vậy, cần có thêm ít nhất 320.000 căn hộ/năm tại các đô thị cho các hộ gia đình thành thị mới (giả định mỗi hộ gia đình gồm trung bình 4 nhân khẩu). Với thu nhập cao hơn, nhu cầu và chi tiêu thực tế cho nhà ở cũng sẽ gia tăng nhằm tăng chất lượng cuộc sống”, nhóm chuyên gia thuộc VIRES nhận định.